2. Học kỹ năng Đọc hiểu (Reading)

Phương pháp học Đọc hiểu (Reading)

Về cơ bản, kỹ năng Nghe và Đọc hiểu có nhiều điểm tương đồng về phương pháp làm bài (đều thuộc loại kỹ năng tiếp thụ “Receptive Skills”). Do vậy, phương pháp làm bài Đọc hiểu khá giống như phương pháp làm bài Nghe. Cụ thể như sau:

  • Bước 1: Đọc câu hướng dẫn (Instructions) và các câu hỏi. Đồng thời, dùng bút gạch dưới các từ quan trọng (key words) trong câu hỏi. Dựa vào nội dung từ hệ thống câu hỏi, đặc biệt là key words, viết vào vở ghi chép Reading Topic (Chủ đề bài Đọc)(Nên dùng cụm từ với 05 từ trở lên) và Context (ngữ cảnh / loại văn bản mà bài Đọc được trích dẫn. Ví dụ: From a medical journal). Thao tác này giúp bạn nhập tâm và dễ hiểu được bài Đọc. Nên tập viết 01 câu tóm tắt ý chính cho mỗi đoạn văn (đặc biệt khi bài tập có dạng Matching the Heading).

   

  • Bước 2: Đọc bài và trả lời câu hỏi. Thực hiện 04 thao tác sau:

-         Dự đoán câu trả lời (Predict possible answers). Ví dụ, câu trả lời cần từ loại gì (noun / verb / adjective…) và dạng thông tin gì (time / date / place / name / money…).

-         Định vị câu trả lời (Locate the answer): Xác định phần nào trong bài đọc có nội dung liên quan / có thể trả lời cho một câu hỏi cụ thể (chú ý cách dùng từ đồng nghĩa “paraphrase / synonym”). Dùng bút, đánh dấu bên lề trái (hoặc lề phải) chỗ định vị đoạn / phần bài đọc có thể dùng trả lời cho câu hỏi ấy.

-         Trả lời: Sau khi định vị tất cả những phần trong bài để trả lời cho tất cả các câu hỏi, đọc kỹ lại những đoạn định vị / đánh dấu để tìm từ ngữ hoặc thông tin để trả lời cho từng câu hỏi.

-         Kiểm tra đáp án: Đọc lại và kiểm tra độ hợp lý về nội dung và chính xác về ngữ pháp của câu trả lời

   

Chú ý không sử dụng từ điển, không dừng lại giữa chừng để tra từ mới. Nếu gặp từ ngữ mới, đánh dấu để tra cứu sau khi làm xong tất cả các câu hỏi, đoán nghĩa và tiếp tục làm bài (Giúp luyện kỹ năng đoán từ mới).

   

  • Bước 3: Làm lại – Tự sửa đáp án với sự hỗ trợ của bài giảng và từ điển. Hãy truy cập khóa học online, bấm vào phần dịch / giảng bài của thầy. Theo dõi toàn bộ bài giảng của thầy để hiểu bài đọc. Sau đó, có thể theo dõi lại bài của thầy lần nữa, bấm nút Pause (Tạm dừng trên màn hình) ở những chỗ có từ ngữ mới hoặc khó để ghi vào vở / sổ tay. Ngoài ra, bạn cũng có thể tra từ điển nhưng cách học bình thường. Tuy nhiên, theo dõi bài dịch-giảng giải hỗ trợ của thầy sẽ nhanh hơn.

   

  • Bước 4: Cập nhật tất cả đáp án lần nữa trước khi đến lớp học nâng cao với thầy và tương tác với bạn.

   

GỢI Ý: Nên chia thành 02 buổi: Buổi 1, thực hiện bước 1 & 2; Buổi 2 thực hiện bước 3 & 4.

   

Đọc hiểu (Reading) là kỹ năng khó nhất trong tất cả các kỹ năng thi IELTS. Bài đọc IELTS có lượng từ vựng cấp độ cao, nhiều chủ đề học thuật với nhiều lĩnh vực lạ. Hãy đầu tư vào buổi tự học Đọc hiểu nhiều nhất. (Nhiều học viên IELTS sai lầm khi cho rằng Nghe / Viết là kỹ năng khó hơn và ít đầu tư luyện làm bài Đọc hiểu).